Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bước vào những tháng cuối năm là thời điểm giao mùa với những cơn mưa thường xuyên và nhiệt độ thay đổi liên tục, đây cũng là lúc tỉ lệ mắc các bệnh lý về hô hấp tăng cao, phổ biến là cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, hen phế quản. Trong đó, viêm phế quản cấp là hay gặp nhất, xảy ra phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi. Tuy không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ khiến bệnh kéo dài và để lại nhiều biến chứng.
1. Viêm phế quản là gì?
Trong cấu trúc của các cơ quan tại hệ hô hấp, phổi có những đường dẫn khí lớn, nối từ đường khí đến phổi và được gọi là phế quản. Các đường dẫn khí tách thành nhiều ống khí nhỏ và gọi là tiểu phế quản tạo nên phổi. Ở cuối các tiểu phế quản là những phế nang, tức các túi khí nhỏ - nơi diễn ra sự trao đổi oxy từ phổi và carbon dioxide từ máu.
Nói một cách đơn giản, phế là phổi, quản là cái ống, hệ thống phế quản giống như hệ thống cành cây, chia ra nhiều cành, nhiều nhánh từ lớn đến nhỏ để dẫn khí vào phổi. Khi các phế quản này bị viêm, sẽ dẫn đến tổn thương lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản, phù nề tổ chức dưới niêm mạc, co thắt các cơ trơn dưới lớp mô này và tiết dịch vào lòng ống phế quản dẫn đến các hiện tượng như ho, khò khè, có đờm.
Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm của cây khí-phế quản
Viêm phế quản diễn tiến theo nhiều mức độ, từ giai đoạn khởi phát cho đến giai đoạn tàn phát:
Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể ủ bệnh với các triệu chứng gần giống với viêm đường hô hấp hoặc bệnh cũng có thể khởi phát đột ngột với các triệu chứng như chướng bụng, chán ăn, khó thở kèm theo tím tái…
Ở giai đoạn tán phát: chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh có thể sốt cao, co giật, hôn mê nếu không can thiệp kịp thời
Trong một số trường hợp, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, tình trạng viêm phế quản phổi chuyển nặng và hình thành nên áp xe phổi. Việc nhiễm trùng phổi này còn có thể tạo nên dịch bên trong màng phổi, gây phù nề.
2. Phân loại viêm phế quản
Dựa theo nguyên nhân của bệnh viêm phế quản, có thể phân thành 2 loại chính kèm theo các đối tượng người bệnh khác nhau:
Viêm phế quản cấp tính: nguyên nhân gây nên đến từ sự tấn công của virus, bệnh xảy ra thường đi kèm hiện tượng cảm lạnh, các virus thường có mặt trong không khí, tiếp xúc với cơ thể người do sự giao tiếp giữa người với người với nhau. Các tác nhân như phế cầu khuẩn, liên khuẩn cầu, tụ khuẩn cầu, H.influenzae,...là những nguyên nhân gây nên viêm phế quản cấp tính
Ở dạng cấp tính, người bệnh thường bị ho, có đờm, đờm có màu trong hoặc trắng, xám vàng hoặc xanh lục tuỳ mỗi người. Đặc biệt thấy khó thở mỗi khi gắng sức, một số trường hợp thở khò khè, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sốt và ớn lạnh, tức ngực. Bệnh có thể ho dai dẳng, kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng liền, nguyên nhân là do các phế quản chưa lành lặn
Vì chủ yếu gây ra do virus nên viêm phế quản không nên dùng kháng sinh (trừ khi được bác sĩ chỉ định là viêm phế quản do vi khuẩn). Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nước ấm, tránh khói bụi, thuốc lá… bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Tùy từng triệu chứng bác sĩ có thể kê một số thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm… để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
Viêm phế quản mạn tính: Nguyên nhân gây ra viêm phế quản mạn tính là do việc hút thuốc lá lâu ngày. Bên cạnh đó, còn do thường xuyên tiếp xúc với môi trường có khói bụi ô nhiễm, khí độc hữu cơ, vô cơ, khói bụi công nghiệp,…Đây là tình trạng niêm mạc phế quản bị sưng viêm trong thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần không dứt điểm. Đối tượng thường bị viêm phế quản mạn tính là người già và hơn 80% do khói thuốc lá. Tuy nhiên, nhiều người đang ở lứa tuổi trung niên nhưng hút thuốc lá từ trẻ và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cũng bị viêm phế quản mạn tính từ sớm.
Viêm phế quản mãn tính lâu dài dẫn đến sẹo ở các ống phế quản, chất nhờn sản xuất quá mức. Theo thời gian, những lớp màng ống phế quản và đường hô hấp dày lên, cuối cùng có thể trở thành sẹo. Cũng như viêm phế quản cấp, người bệnh thường khó thở, ban đầu chỉ là cảm giác trống hơi nặng nề như bị đè nén trong ngực, lâu dần người bệnh cảm thấy thiếu không khí thực sự.
Nghiêm trọng hơn viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mạn tính có tình trạng ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và kéo dài nhiều năm liên tục. Dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi, có thể ho khan nhưng thường có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn và thường có màu vàng, khối lượng đờm hàng ngày ít nhất từ 5-10ml, càng về sau thì càng lên. Nhiều bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính còn bị gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ, tim đập nhanh,...
Hai mức độ của viêm phế quản
3. Nguyễn nhân gây viêm phế quản
Virus: virus là tác nhân hàng đầu gây viêm phế quản. Các loại virus có khả năng gây bệnh như virus cúm gia cầm, dịch SARS, virus đại thực bào đường hô hấp, một số chủng herpes virus…
Vi khuẩn: Nhóm vi khuẩn gây viêm phế quản cấp thường gặp là nhóm vi khuẩn không điển hình như Chlamydia, Mycoplasma, vi khuẩn gây mủ. Hoặc cũng có thể do phế cầu gây nên.
Khói thuốc lá: trong khói thuốc lá có chứa nicotin, chất này khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm, tổn thương nên nếu thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc sẽ có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn
Thời tiết: thời tiết thay đổi đột ngột gây kích ứng niêm mạc hô hấp, gây sưng, viêm.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại tạo điều kiện cho virus tấn công dẫn đến viêm phế quản phổi.
Sức đề kháng yếu: Một số bệnh cấp tính như cảm lạnh, cúm hoặc bệnh mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến sức đề kháng dễ bị tổn thương. Điều này cũng khiến người bệnh dễ mắc bệnh viêm phế quản hơn
Tiếp xúc với khói thuốc lá, hoá chất: đây đều là những tác nhân mà khi tiếp xúc lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản mạn tính
4. Triệu chứng viêm phế quản phổi
Tuỳ theo giai đoạn, tác nhân, mức độ nặng hay nhẹ mà người bị viêm phế quản phổi có những triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng có thể bắt gặp sau:
Ho: Người bị viêm phế quản cấp thường bị ho liên tục, ho khan, ho có đờm. Khi ho, có thể kèm theo triệu chứng đau tức ngực, chảy nước mũi.
Đau họng: Cổ họng của người bệnh có thể sưng to, ngứa rát và đau khi nuốt.
Tiết đờm: Phản ứng viêm thường gây nên tình trạng tiết dịch đờm. Đờm có thể có màu xanh, vàng hoặc trắng.
Sốt: Người bệnh có thể bị sốt theo từng cơn hoặc sốt liên tục. Tuy nhiên, cũng có người không bị sốt.
Thở khò khè: Thành phế quản bị sưng, viêm, phù nề dẫn đến hẹp lòng phế quản. Do đó, khi thở, không khí đi qua khe hẹp nên sẽ phát ra tiếng khò khè.
Mệt mỏi: Khi bị bệnh, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, uể oải.
Biểu hiện khác: Ngoài những triệu chứng kể trên, người bị viêm phế quản cấp còn có các triệu chứng khác như khó thở, thở nhanh.
Các triệu chứng thường gặp của viêm phế quản
5. Chẩn đoán viêm phế quản
Thông qua việc xem xét mức độ phát triển của triệu chứng để chẩn đoán giai đoạn của bệnh viêm phế quản. Hầu hết, đều được chẩn đoán nhờ việc thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, các xét nghiệm khác cũng cần được thực hiện để xác định rõ hơn khi có nhiều nghi ngờ cao trên lâm sàng dựa trên mức độ phơi nhiễm.
- Hầu hết các trường hợp viêm phế quản được chẩn đoán mà không cần chụp X-quang. Chụp X-quang được yêu cầu khi bệnh nhân có dấu hiệu bệnh nặng hoặc viêm phổi (thay đổi ý thức, sốt cao, thở nhanh, thiếu máu cục bộ, tràn dịch màng phổi). Dựa trên phim X-quang phổi, bác sĩ sẽ phân biệt được đó là viêm phế quản cấp hay các bệnh phổi nhiễm trùng khác như viêm phổi, áp xe phổi. Bệnh nhân thực hiện chụp X-quang khi có các dấu hiệu sau:
Người bệnh >75 tuổi
Mạch >100 lần/phút
Thở >24 lần/phút
Nhiệt độ ở nách >38 độ C
- Thông thường, xét nghiệm tìm căn nguyên bệnh là không cần thiết đối với bệnh viêm phế quản. Các bác sĩ sau khi khám lâm sàng sẽ đưa ra chẩn đoán xác định bệnh, từ đó kê đơn điều trị dựa theo triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh rơi vào những tình huống sau:
Bác sĩ muốn xác định đặc điểm vi sinh vật gây bệnh viêm phế quản ở địa phương để từ đó có căn cứ kế đơn thuốc điều trị cho những ca bệnh tương tự
Khi được chỉ định điều trị bằng kháng sinh cho những ca viêm phế quản nhưng không có hiệu quả, người bệnh cần được cấy đờm để tìm vi khuẩn gây bệnh, từ đó xác định khả năng kháng thuốc, nhạy cảm thuốc của vi khuẩn và làm cơ sở cho đơn kháng sinh tiếp theo.
6. Phương pháp điều trị viêm phế quản
- Mặc dù kháng sinh là loại thuốc mạnh để điều trị nhiễm khuẩn, hơn 90% viêm phế quản do virus gây nên, do đó, điều trị bằng kháng sinh là phương pháp không bắt buộc. Chỉ dùng kháng sinh khi có các đặc điểm nhiễm trùng do vi khuẩn như sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng hoặc đờm mủ, hoặc người cao tuổi có ho cấp tính kèm theo hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu bệnh sau: đái tháo đường type 1, type 2,...
- Sốt: sử dụng acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen khi có dấu hiệu sốt cao từ 38.5 độ C trở lên. Lưu ý chỉ dùng ibuprofen khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em, người bị hen, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Ho: ho là một phản ứng tốt để tống đờm và vi khuẩn ra khỏi cơ thể, tuy nhiên ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm. Có thể dùng thêm các thuốc long đờm trong trường hợp có đờm đặc, hoặc khó khạc
- Sổ mũi, nghẹt mũi: các bác sĩ khuyến khích sử dụng những sản phẩm xịt viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính như Xoangspray để làm thông thoáng sạch mũi, sản phẩm giúp điều trị hiệu quả với cảm cúm, giảm các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc có thể phun hơi ẩm trong phòng để giảm khô mũi.
Xem thêm: Xoangspray - Thuốc xịt mũi thảo dược hiệu quả nhất thị trường trong 10 năm qua
Thuốc xịt mũi làm giảm các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi
Bên cạnh những phương pháp điều trị cơ bản, để phòng ngừa bệnh viêm phế quản cấp bạn cần lưu ý những điều sau đây: tránh tiếp xúc với các chất kích thích, mang khẩu trang khi không khí bị ô nhiễm, tuần theo chế độ ăn uống đủ chất giúp tăng cường miễn dịch, tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng.