Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng điển hình và cách khắc phục
I. Rối loạn tiêu hoá là gì?
Quá trình tiêu hoá chính là sự chuyển hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng. Các chất này được hấp thu từ thành ống tiêu hoá để đưa vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Bất kỳ sự thay đổi, cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hoá được chẩn đoán khi quá trình tiêu hoá thức ăn bị cản trở
Rối loạn tiêu hoá không phải là một căn bệnh mà nó là kết quả từ nhiều nguyên do như sự lão hoá, thói quen ăn uống không lành mạnh, mất cân bằng vi sinh đường ruột. Mặc dù không nghiêm trọng, bỏ mặc tình trạng rối loạn hệ tiêu hoá mà không chữa trị có thể dẫn tới các bệnh đường tiêu hoá nghiêm trọng, khó chữa như ung thư đường ruột.
II. Những đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hoá
2.1. Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em và thanh thiếu niên
Trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi thường dễ gặp phải tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa hay rối loạn nhu động. Biểu hiện thường thấy khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá chính là đau bụng, buồn nôn, đi ngoài không được do táo bón, đi ngoài phân lỏng,...
Trẻ dưới 18 tuổi dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá
2.2. Rối loạn tiêu hoá ở người già
Không chỉ trẻ em, người lớn tuổi cũng có khả năng cao bị rối loạn tiêu hoá do sự lão hoá của các cơ quan của hệ tiêu hoá. Cụ thể như sau:
Thực quản: Khả năng co bóp của thực quản và sức căng cơ vòng trên bị suy giảm khi tuổi cao.
Dạ dày: Dạ dày của người lớn tuổi đã suy giảm chức năng, sức chứa và khả năng thải thức anh hạn chế, dẫn đến rối loạn hệ tiêu hoá.
Ruột non: Tuổi cao khiến cấu trúc ruột non bị tác động, hạn chế quá trình trao đổi và hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.
III. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá
3.1. Chế độ ăn uống
Rối loạn tiêu hoá bắt nguồn từ chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Nếu bạn có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá, rất có thể đó là do một trong các loại thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm ôi thiu hoặc không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Tiêu thụ các loại thực phẩm này dẫn đến việc vi khuẩn tác động xấu đến hệ tiêu hoá, có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.
Đồ ăn cay nóng: Ăn đồ cay cũng là một nguyên nhân khiến bao tử tổn thương, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá.
Đồ ăn cay nóng tuy hấp dẫn nhưng cũng tăng nguy cơ rối loạn tiêu hoá
Sản phẩm từ sữa: Một số người mắc hội chứng không dung nạp lactose khi dùng các sản phẩm từ sữa bò sẽ gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá.
Thực phẩm có tính axit: Các loại thực phẩm có tính axit cao như bưởi, cam , cà chua, chanh… có thể gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày.
3.2. Uống nhiều thức uống chứa cồn
Đây là nguyên nhân thường thấy ở người lớn. Rượu bia làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi các men tiêu hoá, đồng thời kích thích cơ vòng thực quản, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn.
3.3. Các tình trạng liên quan đến dạ dày
Các tình trạng nghiêm trọng liên quan đến dạ dày cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Trong đó, hai tình trạng điển hình phải kể đến gồm trào ngược dạ dày thực quản và loét dạ dày tá tràng.
3.4. Sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị đảo lộn
Một hệ vi sinh đường ruột được cân bằng đồng nghĩa với khả năng tiêu hoá thức ăn cải thiện, hệ miễn dịch cùng sức đề kháng tốt, sức khoẻ được duy trì. Ngược lại, khi hệ vi sinh đường ruột trở nên bất ổn, người bệnh sẽ dễ mắc các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi khó tiêu,...
IV. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa là gì?
Khi mắc rối loạn tiêu hoá, người bệnh sẽ ngay lập tức cảm thấy đường tiêu hoá không ổn, khó tiêu, buồn nôn,... Nếu gặp nhiều triệu chứng sau đây, rất có thể quý khách đang bị rối loạn tiêu hoá.
- Đại tiện bất thường.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Buồn nôn.
- Đau bụng âm ỉ.
- Chán ăn.
- Ợ hơi, ợ nóng.
Nếu tình trạng trở nặng, người bệnh đi ngoài nhiều, buồn nôn liên tục, sốt cao,... người bệnh cần nhanh chóng đi khám bệnh để được các bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Đầy hơi chướng bụng là một trong những triệu chứng của rối loạn tiêu hoá
V. Cách điều trị rối loạn tiêu hoá:
Đề điều trị rối loạn tiêu hoá, người bệnh cần lưu tâm chăm sóc sức khỏe đường ruột của mình hơn, bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp với uống thuốc tiêu hoá.
Chế độ ăn uống hợp lý: Điều quan trọng nhất để giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hoá chính là duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Cụ thể hơn, bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu, sữa chua,... Ngoài ra, cần tránh các thực phẩm khó tiêu, có hại cho dạ dày như thức ăn cay nóng, nhiều axit, sữa và các sản phẩm từ sữa, rượu bia…
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hoá, quý khách có thể dùng thuốc kháng sinh đúng liều. Tuy nhiên, việc uống thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Vì thế, nếu xuất hiện các dấu hiệu nặng, quý khách cần đến khám và nhờ bác sĩ kê đơn.
VI. Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hoá
6.1. Tăng cường bổ sung chất xơ trong thực đơn hàng ngày
Để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, bạn nên chú ý bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hoá, chứa nhiều chất xơ. Các loại thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm:
- Các loại rau lá.
- Các loại trái cây (bơ, lê, táo,...).
- Các loại đậu (như đậu đen, đậu tây, đậu lima,...).
- Các củ quả (cà rốt, củ cải,...).
Những thực phẩm này không chỉ hạn chế tình trạng táo bón mà còn duy trì được sự cân bằng vi sinh đường ruột. Khi bạn có thực đơn ăn uống cân bằng giữa các loại thịt, cá và rau củ quả, bạn sẽ không còn bị đầy hơi, chướng bụng, hệ tiêu hoá không còn chịu nhiều sức ép do các đồ ăn khó tiêu.
6.2. Uống đủ nước
Một điều đơn giản nhưng rất nhiều người bỏ qua để có một hệ tiêu hoá khoẻ chính là uống đủ nước. Cùng với bổ sung chất xơ, uống nhiều nước cũng chính là phương pháp giúp bạn hạn chế bị táo bón do khả năng làm mềm phân và sạch đường tiêu hoá. Tuỳ theo thể trạng mỗi người mà sẽ có lượng nước cần uống một ngày khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể theo mức trung bình 2 lít/ngày.
6.3. Hạn chế ăn nhiều chất béo
Các chất béo rất khó hấp thu, do đó ăn nhiều chất béo cùng một lúc có thể khiến hệ tiêu hoá bị quá tải, khó xử lý các chất béo. Điều này có thể dễ dàng dẫn đến các tình trạng khó tiêu, buồn nôn, từ đó khiến bạn bị rối loạn tiêu hoá.
Để tránh tình trạng này, bạn nên cố gắng gắng cân bằng chế độ ăn của mình với nhiều rau củ quả, tăng cường chất xơ và vitamin và hạn chế thu nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể. Việc có một chế độ ăn uống cân bằng giúp bạn không còn khó tiêu, táo bón hay chướng bụng.
6.4. Vận động cơ thể thường xuyên
Cùng với việc cân bằng chế độ ăn uống, vận động thường xuyên cũng là cách giúp hệ tiêu hoá được cân bằng. Vận động thường xuyên hàng tuần giúp tăng cường trao đổi chất, hạn chế cảm giác chướng bụng hay khó tiêu. Việc chăm vận động, hạn chế ngồi nhiều cũng giúp bạn giảm chứng táo bón.
6.5. Bổ sung men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn
Cuối cùng, để có một hệ tiêu hoá khoẻ, bạn có thể tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột. Khi bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, bạn đang làm cân bằng lại hệ vi sinh trong bộ phận này, từ đó, giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn, tăng cường hấp thu các chất. Các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn cũng sẽ giảm hẳn.
Men vi sinh còn đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích ăn ngon. Đây chính là lý do rất nhiều gia đình chú trọng bổ sung men vi sinh cho trẻ. Hiện nay, men vi sinh là sản phẩm được cung cấp dưới nhiều dạng, ở dạng gói pha với nước hoặc dạng viên nang. Tuy nhiên, dạng viên nang vẫn là lựa chọn hàng đầu do sự tiện lợi của nó.
VII. Men vi sinh Biolac Fort - Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ đẩy lùi rối loạn tiêu hoá
Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, không mắc các bệnh nghiêm trọng về đường tiêu hoá, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe đường ruột ngay từ bây giờ! Một cách đơn giản và hữu hiệu để ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá, giữ đường ruột luôn khỏe mạnh chính là bổ sung men vi sinh.
Trong các loại men vi sinh hiện nay trên thị trường, Biolac Fort hiện được nhiều người tin dùng để bổ sung các men vi sinh có lợi cho đường ruột. Trong mỗi viên Biolac Fort 500 mg chứa đến 100 triệu lợi khuẩn bao gồm 3 chủng lợi khuẩn Lactobacillus như Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus sporogenes, Lactobacillus Kefir, đi kèm với acid amin L – Lysine và kẽm.
Có thể nói, men vi sinh Biolac Fort chính là sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa cần thiết cho mỗi chúng ta, từ trẻ nhỏ đến người lớn, nhờ những công dụng ấn tượng như:
- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tăng cường tiêu hóa và tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Giúp kích thích ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng.
- Tăng cường tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
- Hỗ trợ phòng và giảm triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, phân sống, khó tiêu…... do loạn khuẩn đường ruột.
Biolac Fort - sản phẩm men vi sinh cần thiết trong tủ thuốc mỗi gia đình
Với dạng viên nang dễ bảo quản - dễ sử dụng, Biolac Fort có thể được dùng mỗi ngày trước hoặc sau mỗi bữa ăn dành cho các đối tượng sau:
- Trẻ em và người lớn tiêu hóa kém, ăn không tiêu, đi ngoài phân sống, tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột.
- Trẻ em và người lớn dùng kháng sinh liều cao hoặc kéo dài gây loạn khuẩn đường ruột.
- Trẻ em và người lớn chán ăn, hấp thu kém.
Biolac Fort có thể dùng để bổ sung lợi khuẩn cho cả người lớn và trẻ em
Viên uống giúp tăng cường hệ tiêu hóa Biolac Fort có thể được uống trực tiếp hoặc pha với nước, sữa, thức ăn. Bạn có thể tham khảo liều sau đây, nhưng tốt nhất là hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng:
Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: Uống 3 đến 4 viên/ngày.
Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Uống 2 đến 3 viên/ngày.
Trẻ em dưới 2 tuổi: Uống 1 đến 2 viên/ngày.
Sản phẩm hiện đã có mặt tại các nhà thuốc khắp cả nước. Để mua sản phẩm men vi sinh Biolac Fort, quý khách có thể truy cập gian hàng chính hãng của MEDSI tại Shopee Mall để mua sắm online với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Để biết thêm chi tiết sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.28.28.02, Zalo hoặc để lại thông tin tại Fanpage để được tư vấn trực tiếp.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN MEDSI
Địa chỉ: 75 Nguyễn Quý Đức, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: cskh@medsi.vn
Hotline: 1800 2828 02