Nước dừa: Món quà từ tự nhiên tuyệt vời cho sức khỏe

Nước dừa là loại nước giải khát được yêu thích ở khắp mọi nơi vì tính an toàn cũng như phổ biến của nó. Vị ngọt nhẹ nhàng cùng với hương thơm đặc trưng của xác dừa là sự lựa chọn tuyệt vời cho mùa hè nóng bức. Lợi ích của nước dừa mang lại cho sức khỏe vượt xa so với giá trị kinh tế của nó. Bạn đã nắm được hết những lợi ích tuyệt vời của nước dừa chưa?

Vào ngày hè nắng nóng, giải nhiệt tức thì với một trái dừa ướp lạnh thì còn gì bằng. Không chỉ là nguồn thức uống ngon lành, nước dừa còn mang lại nhiều công dụng trong cuộc sống chúng ta. Trong nước dừa chứa những gì mà lại có nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc đến vậy?

 

1. Chất lượng dinh dưỡng bên trong nước dừa

Nước dừa là nguồn nước tinh khiết tự nhiên chứa bên trong phần ruột rỗng của trái dừa. Là chất lỏng có màu trong suốt hoặc đục nhạt, nước dừa được khai thác để sử dụng như nguồn thực phẩm tự nhiên vào nhiều mục đích trong cuộc sống. Nước dừa có vị thanh mát, ngọt nhẹ hoặc mùi thơm bùi đặc trưng. Bên cạnh hương vị thơm ngon, nước dừa còn được ưa chuộng bởi nguồn dinh dưỡng dồi dào bên trong nó. 

 

Nước dừa là nguồn nước tinh khiết tự nhiên chứa bên trong phần ruột rỗng của trái dừa.

Ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, bên cạnh nguồn nước dừa tinh khiết từ những rặng dừa xanh tươi do thiên nhiên ban tặng, nơi có điều kiện nóng ẩm và đất đai dồi dào, người dân còn chuộng nước dừa dạng lon hoặc đóng chai. Ngoài công dụng giải khát, loại nước này còn được dùng để thay thế cho chất bù điện giải, dùng làm thuốc và sử dụng trong mỹ phẩm, nấu ăn.

Bến Tre là tỉnh thành ở nước ta nổi tiếng với đặc sản dừa Bến Tre

Nước dừa chứa 95% là nước và hàm lượng dưỡng chất vô cùng dồi dào cho cơ thể, điển hình như axit amin và glucozo, thêm vào đó là những chất điện giải như natri, kali và magiê. Nhờ các thành phần đó nên nước dừa có tính hàn giúp giải nhiệt rất tốt, làm mát và làm dung dịch giải khát. Nước dừa không chứa chất béo, lại giàu vitamin như B3, B5, biotin, B2, acid folic, trong những trường hợp thiếu thốn oresol , nước dừa được dùng như biện pháp tạm thời để bù nước cho cơ thể.

Nước dừa rất ít năng lượng (chỉ 19 calo/100g), một cốc nước dừa 240ml sẽ chứa 46 calo với các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Carbs: 9 gram

  • Chất xơ: 3 gram

  • Protein: 2 gram

  • Vitamin C: 10% khẩu phần ăn hàng ngày

  • Magiê: 15% khẩu phần ăn hàng ngày

  • Mangan: 17% khẩu phần ăn hàng ngày

  • Kali: 17% khẩu phần ăn hàng ngày

  • Natri: 11% khẩu phần ăn hàng ngày

  • Canxi: 6% khẩu phần ăn hàng ngày

 

Nước dừa rất ít năng lượng, không chứa chất béo, giàu vitamin, và chất khoáng

Dừa non và dừa già có sự khác nhau về thành phần chất dinh dưỡng cũng như hương vị. Dừa non thường nhiều nước và có vị ngọt hơn hẳn, cùng với đó là hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn. Trong dừa non, lượng đường sẽ lớn hơn so với dừa già, hợp chất phenolic cao giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh Alzheimer, đồng thời, vitamin C và sắt cũng giúp cải thiện sự mất cân bằng oxi hóa, làm giảm huyết áp và nồng độ triglyceride. 

Ngược lại, dừa già thường ít nước và có vị khá nhạt. Do các chất dinh dưỡng đã phân hủy và chuyển đổi sang chất khác, khiến dừa già có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Ngoài ra, cũng cần phân biệt nước dừa và nước cốt dừa vì nước cốt dừa là phần nước và dầu béo được tinh chế từ phần cơm dừa.

 

2. Công dụng của nước dừa

Công dụng tuyệt vời của nước dừa đã được biết đến từ hàng ngàn năm nay. Trên thực tế, nước dừa có thể được coi là một “siêu thực phẩm” tự nhiên với những công dụng đa dạng cho cả sức khoẻ, cơ thể và da:

 

Nước dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe (Nguồn: Insmart)

 

2.1. Là chất chống oxy hoá

Tế bào của cơ thể chúng ta tạo ra các gốc tự do trong quá trình trao đổi chất. Cơ thể gặp phải tình trạng stress oxy hóa khi các phân tử này xuất hiện quá nhiều, dẫn đến tổn thương tế bào và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Trong nước dừa có dự trữ một loại chất có công dụng chống oxy hóa tuyệt vời, có thể sửa đổi các gốc tự do, qua đó giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể trước những tổn thương do các gốc tự do gây nên.

 

2.2. Phòng ngừa sỏi thận

Quá trình tích tụ quá nhiều các tinh thể từ oxalat, canxi và một số chất khác từ nước tiểu là nguyên nhân gây nên sỏi thận. Khi sỏi phát triển ngày càng nhiều, gia tăng về cả kích thước lẫn độ cứng sẽ tạo ra nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Trường hợp nặng phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể. 

Thói quen uống đủ nước là biện pháp tối ưu để phòng ngừa bệnh này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tác dụng của nước dừa cho phép ngăn ngừa hình thành sỏi thận hoặc sỏi ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu, hỗ trợ giảm thiểu số lượng sỏi kết tụ, hạn chế sản sinh ra các gốc tự do nhờ chu trình phân giải nồng độ oxalat cao có trong nước tiểu. 

Nước dừa giúp ngăn ngừa hình thành sỏi ở bàng quang, đường tiết niệu.

 

2.3. Tăng cường hệ thống miễn dịch:

Một lợi ích mà ít người biết đến của nước dừa chính là khả năng kháng khuẩn và phòng ngừa bệnh tật. Một số chất trong nước dừa tươi có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Nước dừa có chứa các chất béo, đặc biệt có trong cùi dừa, như caprylic, capric và lauric. Các chất này có tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng động vật nguyên sinh. Từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh. 

Ngoài ra, nước dừa còn giàu chất khoáng như kali, magiê, và canxi cùng nhiều loại vitamin khác nhau là những thành phần cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Tiêu thụ nước dừa giúp cung cấp năng lượng, cân bằng điện giải và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước dừa làm tăng khả năng kháng khuẩn và phòng ngừa bệnh tật

 

2.4. Hỗ trợ điều trị tiêu hoá

Nước dừa chứa nguồn axit lauric dồi dào để cơ thể chuyển hóa thành monolaurin. Monolaurin có hoạt tính kháng virus, kháng động vật nguyên sinh và kháng khuẩn. Uống nước dừa tươi có tác dụng chống lại giun đường ruột, ký sinh trùng, virus có vỏ lipid và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác ở trẻ em và người lớn.

Nước dừa còn có tính kiềm tự nhiên và chứa các enzyme giúp tiêu hoá thức ăn một cách hiệu quả, có khả năng làm dịu các vấn đề như bệnh lỵ hoặc viêm đại tràng, giúp cải thiện chức năng tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. 

Nước dừa giúp cải thiện chức năng tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn

 

2.5. Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo các nhà khoa học, những người cao huyết áp thường có hàm lượng kali thấp. Trong khi đó, nước dừa tươi chứa nhiều kali và axit lauric giúp điều hòa huyết áp, là loại thức uống rất tốt cho người huyết áp cao.

Mặc dù nước dừa chứa chất béo, nhưng chúng là chất béo không bão hoà và tốt cho tim mạch. Trong nước dừa có chứa triglyceride chuỗi trung bình. Loại chất béo đặc biệt này có khả năng chuyển hóa thành acid béo tự do chuỗi trung bình và triglyceride đơ. Cơ thể sẽ sử dụng 2 chất này ngay lập tức để tạo năng lượng chứ không dự trữ dưới dạng mỡ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng nước dừa có thể làm giảm cholesterol và huyết áp, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Bổ sung nước dừa giúp ngăn ngừa cholesterol cao

 

2.6. Bổ sung năng lượng sau các bài tập

Nhờ thành phần các chất điện giải có trong nước dừa, loại nước này là thức uống hoàn hảo để bồi hoàn và bổ sung những chất điện giải bị mất trong suốt quá trình luyện tập. Nước dừa chứa hàm lượng đường và natri thấp hơn so với hầu hết các loại đồ uống thể thao. Khi đặt lên bàn cân, nước dừa chỉ chứa 5mg đường và 25mg muối trong 100ml nước, trong khi con số này ở các loại nước tăng lực là 200mg muối và 20-25mg đường. Đồng thời, nước dừa còn giàu chất dinh dưỡng, kali, canxi, clorua và các loại vitamin.

Chất điện giải trong nước dừa giúp nhanh chóng phục hồi thể lực sau khi tập luyện

 

2.7. Giúp làm đẹp da

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cytokinin có trong nước dừa tươi giúp điều hòa tăng trưởng và phân chia tế bào. Các loại cytokinin và axit lauric này có thể giảm thiểu tối đa lão hóa tế bào da. Ngoài ra, nước dừa còn cân bằng pH và giúp các mô liên kết bền và giữ nước.

Nước dừa còn được xem là một “chuyên gia” trong lĩnh vực làm đẹp vì chứa một hàm lượng lớn các chất như vitamin C, axit béo omega-3, axit amin, enzim, các khoáng chất bao gồm kali và magiê rất tốt cho da và tóc. Thường xuyên sử dụng nước dừa sẽ giúp bạn sở hữu một làn da căng mịn và một mái tóc bóng khỏe. 

Nước dừa là nguyên liệu tuyệt vời trong chăm sóc sức khỏe da mặt

 

3. Nên uống nước dừa vào thời điểm nào trong ngày?

Nước dừa rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi uống đúng thời điểm sẽ càng phát huy tối đa công dụng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những thời điểm tốt nhất để uống loại nước này:

Trước và sau khi ăn: Theo nghiên cứu, việc bổ sung loại nước này vào buổi sáng sớm hoặc trước khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu hơn bình thường. Nhờ vậy mà hạn chế cảm giác đói ảo dẫn đến thói quen ăn vặt quá nhiều trong ngày, hỗ trợ giảm cân mạnh mẽ. Ngoài ra, nước dừa không chỉ ít calo mà còn dễ tiêu nên cũng thích hợp để uống sau khi ăn, giúp quá trình tiêu hoá diễn ra nhanh hơn, hạn chế tình trạng đầy bụng.

Trước khi ngủ: Mặc dù nước dừa có màu trắng, tưởng như không màu không mùi nhưng thật ra có hương thơm nhẹ tương đối dễ chịu. Mùi thơm này có tác dụng làm chậm nhịp tim đập, giảm sự lo lắng và căng thẳng. Nếu uống trước khi ngủ 2 tiếng, con người sẽ dễ đi vào giấc đồng thời ngủ sâu hơn. Một lý do khác là loại nước này sẽ giúp làm sạch đường tiết niệu, đào thải độc tố, từ đó phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu. 

Sau khi tập thể thao: Khi nhắc đến thực phẩm tốt cho cơ thể, nước dừa chắc hẳn là một trong những cái tên đầu tiên. Sau khi bạn tập luyện thể dục tiết nhiều mồ hôi, nước dừa bổ sung năng lượng và điện giải bị mất đi. 

 

Thời điểm tốt nhất để uống là trước và sau khi ăn hoặc trước khi ngủ

 

4. Uống nước dừa nhiều có tốt cho sức khoẻ không?

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn - Viện Dinh dưỡng quốc gia, tuy có nhiều công dụng tích cực với sức khoẻ như vậy, chúng ta không nên dùng nước dừa thay thế nước lọc, bởi có thể gây rối loạn điện giải và làm ảnh hưởng đến chức năng cơ. Uống quá nhiều nước dừa có thể gây ra phản tác dụng. Vì là thức uống chứa nguồn kali dồi dào, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa kali, làm hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Tăng áp lực cho thận, đầy bụng, tăng đường huyết là những nguy cơ có thể xảy ra khi uống nước dừa liên tục.

Nên ăn đa dạng hoa quả dưới nhiều hình thức như: dạng múi, dạng miếng và uống nước. Nếu do sở thích, ngày nào cũng uống một trái dừa thì phải giảm lượng hoa quả khác ăn trong ngày để không bị vượt quá ngưỡng nhu cầu hoa quả khuyến nghị trong 1 ngày, dẫn tới thừa năng lượng tích lũy dần, thừa lượng đường đơn.

Nước dừa non tốt hơn nước dừa già vì nước dừa non có chứa ít đường không gây ảnh hưởng nhiều tới đường huyết và không gây thừa cân. Với người trưởng thành, chỉ nên coi nước dừa là một loại nước giải khát và không nên uống quá 1-2 trái dừa/ngày. 

 

5. Những trường hợp không nên uống nước dừa?

Là loại đồ uống tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng nên uống nước dừa. Những đối tượng có vấn đề sau nên tránh uống nước dừa:

  • Người có hàm lượng kali trong máu cao: nên tránh uống nước dừa nếu không sẽ làm hạ đường huyết.

  • Người mắc bệnh thận: thông thường kali được bài tiết qua nước tiểu khi nồng độ kali quá cao, nếu thận không hoạt động tốt, việc bài tiết lượng kali hấp thụ qua nước dừa sẽ bị ảnh hưởng.

  • Người bị xơ nang: xơ nang làm giảm nồng độ muối trong cơ thể, vì thế cần uống nước hoặc thuốc để tăng lượng muối. Nước dừa vốn chứa lượng natri còn thấp hơn nước lọc, nhưng lại có hàm lượng kali cao có thể làm giảm lượng muối vốn đã thiếu ở người bị xơ nang, do đó, người mắc bệnh di truyền này nên hạn chế uống nước dừa.

  • Người bị hội chứng ruột kích thích: nước dừa chứa nhiều carbohydrate có thể gây ra hoặc làm trầm trọng các triệu chứng tiêu hoá ở người bị hội chứng ruột kích thích.

  • Phẫu thuật: Nước dừa có thể can thiệp vào việc kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

 

6. Những điều cần lưu ý khi uống nước dừa

  • Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1-2 trái dừa, không nên uống nước dừa liên tục.

  • Nước dừa dễ bị hỏng khi không bảo quản đúng cách, khi nước dừa bị chua, thiu thì nên đổ bỏ nếu không rất dễ gây đau bụng và tiêu chảy.

  • Đối với mẹ bầu, từ 3 tháng giữa thai kỳ trở đi là thời điểm thích hợp để uống nước dừa vì lúc này thai nhi đã ổn định, không nên uống ở những tháng đầu.

  • Nước dừa có tính mát. Trong khi các bệnh nhân bị thấp khớp, trĩ, mệt tim,... cơ thể thuộc tính hàn, vì vậy uống nước dừa sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống nước dừa, bởi với lứa tuổi này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng duy nhất cần thiết với trẻ.

  • Nên ưu tiên nước dừa tươi thay vì dừa đóng chai, bởi nước dừa công nghiệp có thể đã được sản xuất với lượng đường nhiều và chất bảo quản, hoặc cần kiểm tra sản phẩm đó có phải 100% nước dừa tự nhiên không.

 

Đọc thêm

TP.HCM chính thức công bố dịch sởi, phụ huynh cần làm gì để trẻ an toàn?
CẢNH BÁO NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH SỞI TRỞ LẠI

CẢNH BÁO NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH SỞI TRỞ LẠI

13.10.2023 - Mẹo sức khỏe cuộc sống
THÔNG BÁO: DANH SÁCH QUAY SỐ TRÚNG THƯỞNG THÁNG 08/2024

THÔNG BÁO: DANH SÁCH QUAY SỐ TRÚNG THƯỞNG THÁNG 08/2024

13.10.2023 - Mẹo sức khỏe cuộc sống
Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Việc Đau Đầu

Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Việc Đau Đầu

13.10.2023 - Mẹo sức khỏe cuộc sống
CHƯƠNG TRÌNH LIVESTREAM QUAY SỐ TRÚNG THƯỞNG “TRI ÂN KHÁCH HÀNG MEDSI”
7 Vật Dụng Quen Thuộc Trong Gia Đình Đang Âm Thầm
Bạch Hầu là gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh là gì?

Bạch Hầu là gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh là gì?

13.10.2023 - Mẹo sức khỏe cuộc sống
17/07/2024: MEDSI TỔ CHỨC WEBINAR CẤP 350 CPE MIỄN PHÍ CHO DƯỢC SĨ TOÀN QUỐC
Nghiện Internet Ở Thanh Thiếu Niên ảnh hưởng não bộ : Những Điều Bạn Cần Biết
CẬP NHẬT KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VỀ DƯỢC VÀ NHỮNG ĐIỀU DƯỢC SĨ NÊN BIẾT
5 cách mua bao cao su một cách dễ dàng và không cảm thấy ngại
Bảng chiều cao, cân nặng CHUẨN của trẻ từ 0 - 18 tuổi theo WHO
NHỮNG LƯU Ý ĐẢM BẢO SỨC KHỎE & AN TOÀN CHO TRẺ DỊP NGHỈ LỄ 30/4 - 1/5
9 Lợi Ích Bất Ngờ Của Việc Ăn Táo Mà Không Phải Ai Cũng Biết
PHÁT BỆNH TÂM THẦN SAU QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG AN TOÀN

PHÁT BỆNH TÂM THẦN SAU QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG AN TOÀN

13.10.2023 - Mẹo sức khỏe cuộc sống
5 QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

5 QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

13.10.2023 - Mẹo sức khỏe cuộc sống
CÁCH CHĂM SÓC
LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 VÀ NHỮNG QUAN NGẠI CẦN ĐƯỢC BIẾT !
Ngày 14 - Hơn cả Lễ Tình Nhân và nhiều ý nghĩa khác của ngày 14 bạn đã biết ?
Giao mùa Xuân - Hè, bệnh Thủy Đậu dễ trở lại ở trẻ em
Cẩm nang 5 tư thế
6 món ăn ngày Tết dễ biến thành thuốc độc nếu hâm đi hâm lại nhiều lần
3 thói quen trước khi ngủ giúp đàn ông sung sức, thận khỏe.
21 điều kiêng kỵ ngày tết cần tránh trong những ngày đầu năm
BỆNH STD LÀ BỆNH GÌ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
NHỮNG MÓN ĐỒ NAM GIỚI CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH
Ăn dứa trước khi quan hệ tác dụng đến nam và nữ sẽ như thế nào?
Ăn Giá Đỗ giúp tăng cường sinh lý - Có thật không ?

Ăn Giá Đỗ giúp tăng cường sinh lý - Có thật không ?

13.10.2023 - Mẹo sức khỏe cuộc sống
4 lợi ích khi quan hệ tình dục khi trời trở lạnh

4 lợi ích khi quan hệ tình dục khi trời trở lạnh

13.10.2023 - Mẹo sức khỏe cuộc sống
3 kiểu tắm gây nguy hiểm đến tính mạng... Bạn cần lưu tâm !
Nhận biết các dấu hiệu viêm xoang nặng và những biến chứng khôn lường
ĐIỂM DANH 03 LOẠI THẢO DƯỢC ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG HIỆU QUẢ
“Lá hồi sinh” có mặt khắp nơi ở Việt Nam được người Nhật săn lùng, đếm lá tính tiền
Viêm họng hạt: nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và cách phòng ngừa
Chế độ dinh dưỡng phù hợp người bệnh đái tháo đường type 2
Chuyện ấy bao nhiêu là đủ ở từng độ tuổi?

Chuyện ấy bao nhiêu là đủ ở từng độ tuổi?

13.10.2023 - Mẹo sức khỏe cuộc sống
THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN? 6+ NGUYÊN TẮC TÌNH DỤC AN TOÀN BẠN CẦN NHỚ
Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Tình dục thời sinh viên: Thoáng có nguyên tắc

Tình dục thời sinh viên: Thoáng có nguyên tắc

13.10.2023 - Mẹo sức khỏe cuộc sống
Cholesterol cao: 8 loại thực phẩm vàng giúp giảm mỡ máu và thúc đẩy hệ thống tim mạch khỏe mạnh
7 bí quyết giữ lửa cuộc yêu: gắn kết hơn trong đời sống tình dục lành mạnh
Giảm cân an toàn: 8 Phương pháp duy trì lối sống lành mạnh và tích cực
Nạo phá thai, tỉ lệ đáng báo động tại Việt Nam và những biến chứng nguy hiểm
Bệnh đậu mùa khỉ: nguồn gốc, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Mở khoá bốn loại Hormones hạnh phúc chôn giấu trong chính cơ thể chúng ta
Hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng và an toàn cho nam giới
Dịch đau mắt đỏ: Triệu chứng, nguyên nhân, con đường lây nhiễm và cách phòng bệnh
Bệnh lý cao huyết áp: triệu chứng, nguyên nhân, và cách điều trị