Mách mẹ cách phòng chống bệnh tay chân miệng mùa cao điểm
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nhất trong giai đoạn chuyển mùa, thường xảy ra ở trẻ em. Phần lớn các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bố mẹ cần đặc biệt chú ý những cách phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ đúng cách.
1. Độ tuổi nào dễ mắc bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng (HFMD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người thông qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng và các bọng nước vỡ của người bệnh.
Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng thường là trẻ em vì sức đề kháng của trẻ yếu hơn người lớn và khả năng miễn dịch cũng kém hơn khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Hầu hết người lớn đã được miễn dịch, tuy nhiên cũng có vài trường hợp mắc bệnh ở đối tượng thanh thiếu niên
Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất. Trong đó trẻ dưới 5 tuổi, và trẻ dưới 3 tuổi là thường gặp nhất. Đặc biệt, trẻ càng nhỏ tuổi thì biến chứng càng dễ diễn biến nặng.
Độ tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng trẻ em dưới < 10 tuổi
2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Phần lớn những trường hợp bị tay chân miệng thường tự khỏi và không đe dọa đến sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên trong một vài trường hợp bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Biến chứng thường gặp nhất là mất nước. Khi bệnh, trẻ thường gặp tình trạng lở loét ở miệng và hỏng, dẫn đến việc khó nuốt, do đó trẻ rất dễ biếng ăn, lười uống và gây nên tình trạng mất nước.
Hiếm gặp hơn, một vài trường hợp virus gây bệnh có thể ảnh hưởng đến não, phổi, tim mạch và gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng thần kinh:
Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng gồm viêm não, viêm màng não, viêm não tủy với những biểu hiện như giật mình, co giật từng cơn ngắn 1-2s ; rung giật nhãn cầu; yếu liệt chi; hôn mê thường kèm theo suy hô hấp; liệt dây thần kinh sọ não; suy tuần toàn
Biến chứng tim mạch, hô hấp:
Biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng sẽ gồm: viêm cơ tim, tăng huyết áp, , phù phổi cấp, suy tim và trụy mạch. Với một số dấu hiệu nhận biết như: mạch nhanh (trên 150 lần/phút); da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh; khó thở, thở nhanh, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản,...
Trẻ sẽ gặp biến chứng nguy hiểm nếu bệnh trở nặng
3. Một số dấu hiệu thường thấy của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm và tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-12 hằng năm. Bệnh được chia làm 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:
+ Giai đoạn ủ bệnh: Thường diễn ra trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ. Tuy nhiên, các dấu hiệu thường chưa xuất hiện vào giai đoạn này
+ Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong khoảng từ 1 - 2 ngày với một số triệu chứng như trẻ bị sốt nhẹ, biếng ăn, đau họng, thường xuyên quấy khóc, hay mệt mỏi và có thể bị tiêu chảy,...
+ Giai đoạn toàn phát: thường kéo dài từ 3 - 10 ngày với một số biểu hiện bệnh là: trẻ bị đau và lở loét miệng, xuất hiện những nốt phát ban có dạng phỏng nước với đường kính khoảng vài milimet ở miệng, lòng bàn tay, mông; trẻ bỏ ăn, sốt nhẹ; ở giai đoạn này nếu trẻ sốt cao mà không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây biến chứng
+ Giai đoạn lui bệnh: đây là giai đoạn trẻ dần hồi phục hoàn toàn và các biến chứng không còn xuất hiện. Giai đoạn này thường sẽ diễn ra từ 3-5 ngày sau
4. 5 biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ mùa cao điểm
4.1. Luôn luôn giữ tay sạch sẽ
Trong mùa cao điểm bệnh tay chân miệng, việc rửa và sát khuẩn tay thường xuyên là cách đơn giản nhất để loại bỏ vi khuẩn và giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Bố mẹ và bé nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Ngoài ra, hãy luôn chuẩn bị sẵn nước rửa tay khô diệt khuẩn bên mình để bé và cả bố mẹ có thể mang theo và sử dụng sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với đồ vật khi đi chơi bên ngoài.
Vì làn da của bé mỏng manh và nhạy cảm, nên bố mẹ cần lưu ý lựa chọn những sản phẩm dung dịch diệt khuẩn tay khô có nồng độ cồn phù hợp và có thêm những hoạt chất như Glycerin hay Vitamin E giúp dưỡng ẩm và giữ cho bàn tay mềm mại. Nếu có thêm thành phần Nano Bạc thì sẽ là một điểm cộng tuyệt vời giúp nhân đôi khả năng diệt khuẩn.
Gel sát khuẩn Sieusat GS chứa vitamin E & glycerin giúp tay bé được dưỡng ẩm mềm mại
Xem chi tiết sản phẩm SIEUSAT GS Gel 50ml & 90ml
Xem chi tiết sản phẩm SIEUSAT GS Dung Dịch & Gel (dạng nhấn & xịt) 60ml & 500ml
Gel diệt khuẩn tay khô Sieusat GS - với khả năng siêu sát khuẩn vượt trội được phát triển bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM và kiểm nghiệm bởi Viện Pasteur - chính là giải pháp toàn diện giúp bố mẹ bảo vệ bé khỏi dịch tay chân miệng bùng phát.
Với công thức vượt trội khi kết hợp Nano Bạc với Ethanol 70%, giúp “nhân đôi” khả năng diệt khuẩn. Sieusat GS có khả năng diệt 99,99% virus SARS-CoV-2 chỉ sau 60 giây và các biến chủng khác chỉ sau 30 giây.
Ngoài ra, Sieusat GS còn chứa các thành phần như Glycerin và vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm, giữ da luôn mềm mại mà không gây khô da. Vì thế cực kì phù hợp cho trẻ sử dụng thường xuyên để sát khuẩn tay, hạn chế khả năng nhiễm bệnh.
4.2. Giữ vệ sinh ăn uống
Cần đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi và thức ăn cần đa dạng, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi nấu thức ăn cho trẻ, mẹ cần đảm bảo vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi). Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, bát, đĩa. Không nên mớm thức ăn cho trẻ hay cho trẻ ăn bốc, mút tay.
4.3. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ
Chất thải của trẻ cần được xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Với các chất thải như khăn giấy, tã lót đã dùng, bố mẹ cần thu gom và bỏ vào túi rác kỹ càng để tránh lây lan dịch bệnh.
4.4. Theo dõi để kịp thời phát hiện
Trẻ em cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên. Nếu thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Đồng thời tổ chức cách ly để tránh lây lan bệnh cho các trẻ khác.
4.5. Thường xuyên vệ sinh nơi ở, đồ chơi của trẻ bằng nước sát khuẩn
Không gian vui chơi, mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà, tay vịn cầu thang là những nơi bé tiếp xúc thường xuyên. Vì thế, mẹ nên chú ý làm sạch không gian này, đồng thời cũng nên sát khuẩn đồ chơi của trẻ mỗi ngày.
Thay vì sử dụng xà phòng với nước, mẹ có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn dạng xịt để thuận tiện hơn trong khi vệ sinh. Chỉ cần xịt dung dịch sát khuẩn lên nơi bạn muốn vệ sinh như mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà nơi bé vui chơi, đồ chơi, tay nắm cửa .... và lau qua bằng khăn sạch là bố mẹ đã có thể an tâm cho bé vui chơi mà không lo ngại đến vi khuẩn.
Dùng Sieusat GS dạng xịt để sát khuẩn đồ chơi của bé an toàn, nhanh chóng
Xem chi tiết sản phẩm SIEUSAT GS Gel 50ml & 90ml
Xem chi tiết sản phẩm SIEUSAT GS Dung Dịch & Gel (dạng nhấn & xịt) 60ml & 500ml
Gel sát khuẩn Sieusat GS với đa dạng dung tích (500ml, 90ml, 60ml,...) và quy cách (dạng nhấn, dạng xịt,..) sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bố mẹ trong việc vệ sinh khu vực vui chơi và đồ chơi của bé. Sản phẩm được Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM phát triển và Viện Pasteur kiểm nghiệm với khả năng diệt 99,99% vi khuẩn chỉ trong 30 giây. Vì thế, bố mẹ có thể yên tâm sử dụng hằng ngày.
Truy cập ngay Shopee MEDSI để mua Gel sát khuẩn tay khô Sieusat GS với ưu đãi hấp dẫn bố mẹ nhé!