Giao mùa Xuân - Hè, bệnh Thủy Đậu dễ trở lại ở trẻ em
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân - hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm, khi thời tiết chuyển mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho virus Varicella Zoster, nguyên nhân gây bệnh thủy đậu, phát triển.
1. Thủy đậu là bệnh gì?
Thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, do virus Varicella Zoster gây nên. Đây là một bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi từ 2 - 10 tuổi. Người mắc thủy đậu sẽ có miễn dịch suốt đời, nhưng vẫn có trường hợp tái nhiễm. Bệnh lây truyền qua giọt nước bọt khi hít phải hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh.
Virus Varicella Zoster gây ra bệnh thủy đậu
2. Các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Bệnh thủy đậu có 2 thể bệnh chính:
- Thể thủy đậu thông thường (điển hình)
- Thể thủy đậu bất thường (biến chứng).
Bệnh thủy đậu thường có thời kỳ ủ bệnh từ 10-21 ngày. Sau đó, khởi phát theo các giai đoạn với những triệu chứng sau:
- Thời kỳ khởi phát: Khi bị thủy đậu, trẻ có biểu hiện sốt nhẹ (khoảng 38 độ C), chảy nước mũi, đau mình mẩy, mệt mỏi, trẻ quấy khóc, ăn kém hoặc bỏ bú đối với trẻ sơ sinh, trằn trọc khó ngủ, mê sảng. Một số trường hợp thủy đậu ở trẻ em không có triệu chứng khởi phát.
- Thời kỳ toàn phát: Các nốt hồng ban bắt đầu xuất hiện. Ban đầu là các nốt sẩn đỏ, vài giờ sau ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình trẻ. Phỏng nước xuất hiện đầu tiên trên mặt, ngực và lưng sau đó lan khắp cơ thể của trẻ. Sau khoảng 24 - 48 giờ, các nốt ban sẽ ngả sang màu vàng và vỡ ra.
- Thời kỳ lui bệnh: Thông thường, các nốt thủy đậu kéo dài khoảng 2 - 3 ngày rồi khô lại, đóng vảy và bong sau khoảng một tuần lễ. Khi lành không để lại sẹo (trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ để lại sẹo). Trẻ giảm sốt, ăn uống và ngủ nghỉ bình thường.
Thể thủy đậu bất thường hiếm gặp, vì bệnh thủy đậu nói chung là lành tính nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách bệnh có thể trở nên lâu lành, nhiễm trùng để lại sẹo và gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Sốt nhẹ 38 độ và nổi các nốt sần đỏ đó là biểu hiện mắc bệnh ban đầu
3. Lành tính nhưng cũng dễ biến chứng
Thủy đậu thường là bệnh lành tính, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, viêm gan, và thậm chí tử vong. Phụ nữ mang thai cũng cần đặc biệt chú ý vì có nguy cơ cao sảy thai và tử vong cao cho trẻ sơ sinh.
4. Chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu đòi hỏi giữ vệ sinh, cách ly tại nhà, và bổ sung dinh dưỡng. Việc giữ vệ sinh da, rửa nốt thủy đậu, và kiểm soát sốt là quan trọng ( tắm vệ sinh bé cơ thể để tránh bị bội nhiểm). Bổ sung vitamin C và duy trì chế độ ăn dễ tiêu hóa cũng cần được chú ý.
Để phòng tránh bệnh thủy đậu, người bệnh nên nghỉ học, nghỉ làm để tránh lây lan virus
Theo Tổ chức Y tế thế giới, vệ sinh tay thường xuyên bằng nước rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn là cách hữu hiệu nhất để giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh thủy đậu. Vệ sinh tay sẽ tiêu diệt vi khuẩn và vi rút tồn tại trên bề mặt gây ra nhiều bệnh mà ta thường vô tình tiếp xúc với các bộ phận mắt, mũi, miệng. Từ đó bảo vệ sức khỏe hô hấp và ngăn chặn sự lây nhiễm.
Hiện nay có rất nhiều dung dịch sát khuẩn trên thị trường, nhưng một số loại chỉ có thành phần sát khuẩn rồi để khô tự nhiên. Trong khi thành phần chính là cồn (ethanol) mới có tác dụng kháng virus. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn những sản phẩm sát khuẩn tay có thành phần cồn (Ethanol) từ 60-75 độ có tác dụng trên cả vi khuẩn, virus nhờ cơ chế làm biến tính protein của cồn.
Tham khảo thêm: Sản phẩm Gel diệt khuẩn tay khô uy tín Sieusat GS.
Sieusat GS chứa Nano Bạc và Ethanol 70% giúp tiêu diệt đến 99,99% vi khuẩn chỉ trong 30s
5. Tiêm chủng thủy đậu là cách phòng bệnh hiệu quả nhất
Tiêm chủng thủy đậu được coi là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Lịch tiêm vắc-xin được thực hiện dựa trên độ tuổi và giai đoạn tăng cường miễn dịch.
6. Hạn chế đi đến các vùng đang có dịch
Người dân cần hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc đang mắc thủy đậu, đeo khẩu trang khi cần thiết và duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống.
7. Vệ sinh cá nhân và môi trường sống thường xuyên
Rửa tay đúng cách và thường xuyên là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn lây nhiễm. Việc duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống là quan trọng để ngăn chặn sự lan truyền của virus.
8. Không tiếp xúc với người bị hoặc nghi ngờ bị thủy đậu
Người lành cần tránh tiếp xúc với người bị hoặc nghi ngờ bị thủy đậu để ngăn chặn sự lan truyền qua đường hô hấp. Việc đeo khẩu trang và cách ly là những biện pháp quan trọng.