Chế độ dinh dưỡng phù hợp người bệnh đái tháo đường type 2
Người tiểu đường type 2 có nguy cơ bị cắt cụt chân cao gấp 25 lần so với người không mắc bệnh. Tiểu đường type 2 còn gây nhiều biến chứng tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận… Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường, trong đó chủ yếu tiểu đường type 2. Do đó, người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu. Bài viết dưới đây MEDSI sẽ chia sẻ cụ thể hơn về chế độ ăn cho người tiểu đường type 2.
1. Chế độ ăn phù hợp có ý nghĩa như thế nào đối với người mắc đái tháo đường type 2
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho đường huyết sau ăn không tăng cao.
- Kiểm soát huyết áp, mỡ máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch
- Giúp tránh hạ đường huyết ở những bệnh nhân dùng thuốc có nguy cơ hạ đường
- Duy trì cân nặng ở mức tốt nhất
- Giúp bệnh nhân duy trì hoạt động thể lực hàng ngày
2. Các yêu cầu và nguyên tắc chung khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường type 2
Cần hiểu một chế độ ăn nghiêm ngặt cho người bị tiểu đường type 2 là chế độ:
- Cung cấp đủ lượng calo phù hợp để giữ vững trọng lượng cơ thể và năng lượng để hoạt động khỏe mạnh.
- Giữ mức đường huyết ở trạng thái bình thường bằng cách cân bằng số lượng thực phẩm tiêu thụ với hoạt động thể chất, thuốc giảm đường huyết và nạp insulin.
- Quản lý các yếu tố rủi ro và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, bệnh thận, chứng viêm dạ dày,...
Những nguyên tắc chung khi xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường type 2:
- Đảm bảo đủ chất đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời bổ sung đủ lượng nước.
- Không làm giảm đường huyết quá thấp trước khi ăn và tăng đường huyết quá mức sau khi ăn
- Không dẫn đến các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương thận,...
- Phù hợp với thói quen ăn uống hàng ngày của bệnh nhân
Tháp thực phẩm dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường.
3. Chế độ ăn xây dựng cho người tiểu đường type 2
Để kiểm soát lượng đường huyết cho người bệnh tiểu đường type 2 cần lựa chọn những loại thực phẩm carbohydrate (carbs), chất béo và protein lành mạnh. Các chất dinh dưỡng hấp thụ sẽ tạo ra năng lượng, đó là một nguồn quan trọng cho các hoạt động sống, vận động cơ thể.
Tổng năng lượng hàng ngày: phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, trạng thái cân nặng, bệnh lý (đường máu và lipid máu), tính chất lao động và thói quen ăn uống hàng ngày của mỗi người bệnh:
Đối với những người béo phì, cần giới hạn lượng kcal thu nạp vào cơ thể mỗi ngày trong khoảng:
- Nam giới: 26 kcal/kg/ngày
- Nữ giới: 24 kcal/kg/ngày
Đối với trường hợp người bệnh đái tháo đường có lao động bình thường thì tổng tính năng lượng sẽ thay đổi:
- Nằm điều trị tại giường: 25 kcal/kg/ngày
- Lao động nhẹ và vừa: 30 - 35 kcal/kg/ngày
- Lao động nặng: 35 - 40 kcal/kg/ngày
Đối với người bệnh tiểu đường type 2, cần chia thức ăn thành nhiều bữa để chống tăng đường huyết quá mức sau khi ăn và hạ đường huyết quá nhiều trước bữa ăn. Nên ăn từ 5-6 bữa/ngày, trong đó có các bữa nhẹ xen kẽ và ăn vào cùng một thời điểm. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm để yếu tố năng lượng mỗi thành phần thức ăn trong bữa cung cấp cho cơ thể người bệnh:
- Glucid: 44-50% năng lượng khẩu phần
- Protein: 15-20% năng lượng khẩu phần
- Lipid: 20-30% (với người trọng lượng và lipid máu bình thường), dưới 30% cho người béo phì
- Chất xơ: 20 - 35g/ ngày
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường nên gồm chất xơ, carbonhydrat, sữa, protein, chất béo
Với mỗi người bệnh tiểu đường sẽ có các chỉ số đường huyết và các bệnh lý nền khác nhau, do đó, người bệnh nên tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra cho mình được chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Dựa theo tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, MEDSI xin chia sẻ tới các bạn mẫu thực đơn ăn kiêng cung cấp 1600 calo/ngày cho người bệnh tiểu đường.
Mẫu thực đơn cho người bệnh tiểu đường | |
Sáng sớm | Một cốc nước lọc 5 hạt hạnh nhân ( hoặc 1 quả óc chó) 200ml nước chanh (hoặc nước dừa). |
Bữa sáng | ½ bát nhỏ mì 1 quả trứng luộc 1 cốc sữa tiểu đường 150ml (hoặc sữa ít béo, không đường). |
Đồ ăn nhẹ giữa buổi sáng | 100 gam trái cây tươi Hoặc 1 tách trà / coffee không đường. |
Bữa trưa | 1 bát cơm gạo lứt 1 bát salad rau 30 gam nước thịt 1 cốc nước lọc |
Đồ ăn nhẹ buổi chiều | 3 bánh quy không đường (hoặc 1 bát salad trái cây) 1 cốc nước trà xanh không đường (hoặc 1 cốc nước vôi trong). |
Bữa tối | ½ bát cơm gạo lứt 1 bát salad 100g thịt gà / 80g thịt lợn / 1 miếng trứng 1 cốc sữa Nutricare Gold |
4. Những thực phẩm người bệnh đái tháo đường type 2 nên ăn
Dưới đây là một số các loại thực phẩm bổ dưỡng mà người mắc bệnh đái tháo đường type 2 nên lựa chọn tiêu thụ thường xuyên trong chế độ ăn uống của mình, bao gồm:
- Trái cây: Dâu, táo, cam, đào, lê hoặc dưa, bơ, ổi.
- Rau: súp lơ, bông cải xanh, dưa chuột, rau bina hoặc bí xanh
- Ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ như hạt quinoa, yến mạch, farro hoặc gạo lứt
- Các loại đậu như đậu gà hoặc đậu lăng
- Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt macadamia, hạt dẻ cười, hạt điều, hạt chia, hạt gai dầu, hạt lanh hoặc hạt bí ngô.
- Các thực phẩm giàu protein như hải sản, thịt gia cầm bỏ da, đậu phụ, thịt nạc đỏ và tempeh.
- Chất béo có lợi cho tim mạch như dầu hạt cải, dầu ô liu, bơ hoặc dầu mè
- Một số đồ uống như nước, trà không đường, cà phê đen hoặc nước ép rau củ
5. Cần tránh ăn gì khi bị bệnh đái tháo đường type 2?
Khi bạn bị bệnh đái tháo đường type 2 thì cần tránh một số thực phẩm có hại cho sức khỏe ? Thực tế không có quá nhiều loại thực phẩm mà người bị đái tháo đường type 2 cần phải tránh hoàn toàn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị những người có mức đường huyết cao nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, đồng thời ít chất béo, cholesterol và đường.
Mặt khác, người bị bệnh đái tháo đường type 2 cần tránh hấp thu các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, chất béo bão hoà và đường bổ sung nhằm giúp hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu tốt hơn cũng như ngăn ngừa được các biến chứng sức khỏe có liên quan đến bệnh tiểu đường.
Dưới đây là một số loại thực phẩm cần được hạn chế tiêu thụ đối với bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm:
Các loại thịt chứa nhiều chất béo: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà sẫm màu, da gia cầm.
- Đồ ngọt như bánh quy, kẹo, kem, bánh nướng hoặc món tráng miệng
- Sữa nguyên chất, pho mát và sữa chua.
- Các loại đồ uống có đường như soda, nước trái cây, đồ uống thể thao và trà ngọt
- Chất làm ngọt như đường nâu, đường ăn, xi-rô cây phong, mật ong và mật đường
- Thực phẩm chế biến như bắp rang bơ, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh và thịt đã qua chế biến
- Các thực phẩm có chất béo chuyển hóa như đồ chiên hoặc dầu hydro hóa một phần
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 nên hạn chế tiêu thụ thịt chứa nhiều chất béo
6. Người bị đái tháo đường type 2 có nên thực hiện chế độ ăn chay không?
Chế độ ăn chay thường không có thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản thay vào đó chúng hướng đến việc tiêu thụ các nguồn protein thực vật, chẳng hạn như đậu, đậu hũ, đậu lăng, đậu Tempeh, đậu Hà Lan, các loại hạt và quả hạch. Bên cạnh đó, chế độ ăn chay cũng bao gồm nhiều loại trái cây và rau quả khác nhau.
Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khi thực hiện chế độ ăn chay có thể giúp giảm được đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và quản lý lượng đường huyết lâu dài. Hơn nữa, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và hạn chế sản phẩm động vật có thể giúp giảm nguy cơ mắc tiền tiểu đường, kháng insulin và bệnh đái tháo đường type 2.
Mặc dù việc tuân theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của người mắc đái tháo đường type 2 tuy nhiên không phải tất cả các chế độ ăn chay đều giống nhau. Mặt khác, các thực phẩm ăn chay hoặc thuần chay đôi khi không thể cung cấp được tất cả các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, chẳng hạn như protein, vitamin hoặc khoáng chất. Để đảm bảo sức khỏe tối ưu, bạn nên ăn nhiều thực phẩm khác nhau và cố gắng cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng quan trọng.
Khi đã biết được những thực phẩm nên ăn và không nên ăn với người mắc đái tháo đường type 2 bạn có thể thực hiện theo để có một chế độ đảm bảo và an toàn nhất cho sức khỏe.
7. SLIM U.S PHAR, bí quyết ăn ngọt ít năng lượng, sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh đái tháo đường type 2
Trên thị trường, hiện có rất nhiều loại đường ăn kiêng. Sản phẩm đa dạng từ nguyên liệu, công dụng, phù hợp với nhu cầu đa dạng của mỗi người tiêu dùng. Trong đó, sản phẩm đường bắp ăn kiêng SLIM U.S PHAR là sự kết hợp giữa chất tạo ngọt tự nhiên và đường bắp, đem đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:
- Có khả năng tạo vị ngọt ít năng lượng, dùng thay thế đường thông thường
- Giúp người dùng yên tâm sử dụng trong bữa ăn hằng ngày mà không làm tăng chỉ số đường huyết
SLIM US PHAR - Đường bắp ăn kiêng ít calo cho người đái tháo đường
SLIM U.S PHAR là loại đường ăn kiêng được phát triển để cung cấp một giải pháp ngọt ngào cho những người muốn giảm lượng đường và calo tiêu thụ hàng ngày mà vẫn không làm mất đi hương vị thú vị của thực phẩm. Không những giúp kiểm soát cân nặng mà còn phù hợp với những bệnh nhân đái tháo đường và người theo đuổi lối sống lành mạnh nhờ vào thành phần chính là Sorbitol, Aspartam, đường ngô.
Sản phẩm được đóng gói dạng hộp 250g với 50 gói đường nhỏ tiện lợi, giúp dễ dàng canh liều lượng hoặc mang theo bên người khi ra ngoài.
Hiện bạn có thể ghé các nhà thuốc lớn, uy tín trên toàn quốc để sở hữu ngay cho mình sản phẩm đường ăn kiêng SLIM U.S PHAR hoặc dễ dàng đặt mua online tại gian hàng chính hãng của MEDSI tại Shopee cùng nhiều ưu đãi cực hấp dẫn.