Bệnh đậu mùa khỉ: nguồn gốc, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp ở người nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra nhiều cảnh báo về nguy cơ bệnh bùng phát thành dịch. Chỉ trong thời gian ngắn, hai trường hợp mắc bệnh đã được phát hiện trong cộng đồng tại các tỉnh Đông Nam Bộ, làm tăng số ca đậu mùa khỉ ở Việt Nam lên bốn trường hợp với hai ca vào năm 2022. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết tường tận về sự nguy hiểm của căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh.
I. Bệnh đậu mùa khỉ là gì và nguồn gốc
Từ chính tên gọi của nó, đậu mùa khỉ là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) gây ra. Virus đậu mùa khỉ có cùng họ với virus đậu mùa đã bị xóa sổ vào những năm 1980 nhờ vacxin nhưng không nguy hiểm bằng và thường không gây ra các triệu chứng quá nghiêm trọng. Năm 1958 đánh dấu phát hiện lần đầu virus tồn tại trên các cá thể khỉ và đến năm 1970 ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở người tại châu Phi. Như vậy, châu Phi được xem là nguồn gốc của đậu mùa khỉ và đây cũng trở thành căn bệnh đặc hữu ở các quốc gia này.
Virus đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu ở cá thể khỉ và có nguồn gốc từ châu Phi
Bệnh phổ biến ở các khu rừng mưa nhiệt đới Trung và Tây Phi với Cộng hoà Dân chủ Congo là đất nước đầu tiên ghi nhận ca nhiễm. Kể từ đó, các ca bệnh được báo cáo ở 11 quốc gia châu Phi: Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi,...đây là những nơi trải qua đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ lớn nhất từ trước đến đây. Năm 2003, Hoa Kỳ thông báo đợt bùng phát dịch đầu tiên bên ngoài lãnh thổ châu Phi có nguồn gốc từ một cửa hàng thú cưng nơi bán các loài gặm nhấm Gambia nhập khẩu.
II. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ
Virus đậu mùa khỉ là một loại virus DNA, thuộc chi Orthopoxvirus của họ Poxviridae, có hình viên gạch, kích thước khoảng 200-250 nm, được bao bọc bởi lớp vỏ lipoprotein. Virus này có hai chủng chính là Congo và Tây Phi. Trong đó chủng Congo thường gây bệnh nặng hơn, với tỷ lệ tử vong khoảng 10%, và chủng Tây Phi là khoảng 1%. Do virus gây bệnh được phát hiện ở hai ổ dịch bùng phát giống với căn bệnh đậu mùa xảy ra ở những con khỉ trong phòng nghiên cứu nên được gọi là bệnh đậu mùa khỉ.
Tuy phát hiện lần đầu ở khỉ, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khỉ không phải là tác nhân dẫn đến lây nhiễm bệnh dịch. Tuy chưa thể xác định chính xác, loài gặm nhấm được xem là nguồn lây lớn nhất dẫn đến bùng phát, theo WHO. Virus cũng có thể lây sang người, nhưng con người không phải là ổ chứa tự nhiên của virus.
Nhiều nghiên cứu cho rằng khỉ không phải là nguồn gây lớn lấn nhất của bệnh đậu mùa khỉ
III. Thời gian ủ bệnh và biển hiện bệnh
Thông thường, sau khi virus thâm nhập cơ thể con người, thời gian ủ bệnh có thể từ 6-13 ngày hoặc ở phạm vi dài hơn, cụ thể là 5-21 ngày. Tức là sau thời gian đó các triệu chứng đầu tiên của bệnh mới bắt đầu xuất hiện. Bên cạnh đó, dù không có triệu chứng, một người mắc bệnh vẫn có thể truyền virus đậu mùa khỉ cho người bình thường khác.
Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng với một số người khác các triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế.
Biểu hiện của bệnh:
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường gắn liền với 3 giai đoạn chính gồm các dấu hiệu đặc trưng:
Giai đoạn đầu tiên là virus xâm nhập, kéo dài từ 0-5 ngày, triệu chứng đặc trưng là sốt (thường là biểu hiện đầu tiên), nhức đầu dữ dội, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau lưng đau cơ và suy nhược cơ thể (thiếu năng lượng). Nổi hạch là điểm khác biệt của đậu mùa khỉ so với những bệnh khác, có biểu hiện ban đầu tương tự như thủy đậu, sởi, đậu mùa thông thường.
Giai đoạn thứ hai là phát ban trên da, thường biểu hiện trong 1-3 ngày kể từ khi bị sốt. Phát ban có xu hướng tập trung nhiều ở mặt và tứ chi sau đó lan sang những bộ phận khác (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt), lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ tương đối cao, lên đến khoảng 75%). Phát ban tiến triển tuần tự, từ việc rát da (chưa nổi mẩn) đến sẩn ngứa (các nốt mẩn nhô cao), sau đó là mụn nước (tổn thương chứa dịch bên trong) và mụn mủ (tổn thương chứa dịch vàng).
Cuối cùng, các vết thương đóng vảy trước khi rụng hết và khỏi bệnh, để lại sẹo. Các triệu chứng có thể tồn tại hơn 4 tuần mới hồi phục, nhưng thường biến mất sau 2 tuần. Da của người mắc bệnh sẽ hình thành sẹo do tổn thương.
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ trải qua ba giai đoạn chính của bệnh
IV. Con đường lây lan
Người bình thường có thể bị lây virus đậu mùa khỉ qua các con đường chính sau:
Khi tiếp xúc trực tiếp với máu, chất lỏng trong cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, vết thương ngoài da niêm mạc mang virus hoặc niêm mạc của người bệnh (hoặc động vật mắc bệnh).
Tương tác với động vật nhập khẩu, bị cắn, cào hoặc ăn thịt những động vật chưa nấu chín kỹ bị nhiễm bệnh.
Quy trình Lây truyền bệnh đậu mùa khỉ từ động vật sang người
Tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh (ly/cốc, khăn mặt, quần áo,...), vì thế khả năng nhiễm bệnh thường khá cao nếu sống chung với bệnh nhân.
Truyền từ mẹ sang thai nhi dẫn đến trẻ mắc bệnh khỉ đậu mùa bẩm sinh. Trẻ tiếp xúc gần với mẹ trong quá trình sinh nở và sau khi sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu mẹ mắc bệnh.
Ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên ở trẻ sơ sinh được ghi nhận ở Vương quốc Anh, với các dấu hiệu của bệnh xuất hiện vào ngày thứ chín sau sinh
Tuy chưa có kết luận chính xác, các chuyên gia cho rằng bệnh đậu mùa khỉ cũng có nguy cơ lây truyền qua đường tình dục. Đây chỉ mới là nhận định ban đầu của giới chuyên môn khi phát hiện những ca nhiễm mới chủ yếu là nam giới trong cộng đồng LGBT. Nhiều cuộc nghiên cứu vẫn cần được thực hiện để xác định dựa trên bằng chứng cụ thể.
V. Nguy cơ khi mắc bệnh đậu mùa khỉ
Vì là căn bệnh hiếm gặp, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể gây khó khăn trong việc chữa trị và phục hồi hơn so với các bệnh khác. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí tử vong:
Viêm phế quản phổi;
Nhiễm trùng huyết;
Viêm mô não, viêm não
Nhiễm trùng giác mạc, lớp ngoài trong của mắt
Nhiễm trùng thứ cấp
Nhiễm trùng giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, các tổn thương có thể hình thành cùng nhau và khiến da bị bong ra từng mảng lớn, gây mất thẩm mỹ.
Ước tính, tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ dao động từ 1-10%, cần lưu ý tỷ lệ tử vong cũng khác nhau giữa các môi trường bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tiếp cận y tế, môi trường lây lan dịch bệnh,.. WHO cảnh báo, đậu mùa khỉ đặc biệt nghiêm trọng cho phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến các hậu quả như thai chết lưu hoặc trẻ mắc đậu mùa khỉ bẩm sinh. Theo thống kê dịch tễ cho thấy, ai cũng có thể nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nặng là: Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 8 tuổi; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có một hoặc nhiều biến chứng
Theo báo cáo của WHO, thế giới đến nay ghi nhận 26 ca tử vong vì đậu mùa khỉ, với tỉ lệ tử vong từ 1 - 10%
VI. Cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh đậu mùa khỉ. Các triệu chứng thường tự mất mà không cần điều trị. Nếu cần, chỉ kiểm soát triệu chứng bằng việc dùng thuốc kháng virus như cidofovir hoặc tecovirimat, ngăn ngừa những biến chứng lâu dài.
Thuốc kháng virus có tên là tecovirimat (TPOXX) được cơ quan dược phẩm Châu Âu (EMA) cấp phép vào năm 2022 để điều trị bệnh đậu mùa khỉ, được khuyến nghị trong những trường hợp bệnh nặng hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.
Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh nên tự cách ly bằng cách ở nhà và hạn chế giao tiếp xã hội với những người lành. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Người bệnh cần được cung cấp đầy đủ dịch truyền và thức ăn để duy trì trạng thái dinh dưỡng, tăng cường khả năng miễn dịch. Điều trị nhiễm trùng thứ phát (bội nhiễm) theo chỉ định. Cần tránh gãi và chú ý rửa tay trước và sau khi chạm vào các nốt ban và vị trí tổn thương, giữ cho da khô và không che kín. Có thể làm sạch các nốt ban bằng nước vô trùng hoặc sát khuẩn.
VII. Tại sao nên sử dụng gel diệt khuẩn tay khô Sieusat GS để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ?
Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người qua người kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, bao gồm từ mặt qua mặt, miệng với miệng hoặc miệng với da. Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus đậu mùa khỉ có thể phát tán qua tiếp xúc trực tiếp với miệng, giọt bắn hô hấp phạm vi gần. Ngoài ra, khi người lành sờ hay chạm vào bề mặt các đồ vật như quần áo, ga gối, khăn mặt, các dụng cụ ăn uống của người mang mầm bệnh thì họ sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, hít phải vảy da hoặc vi trút từ đồ vật có thể khiến người lớn và trẻ em nhiễm bệnh, đây gọi là cơ chế lây nhiễm qua vật trung gian.
Chính vì lý do đó, trong tình hình bệnh có thể bùng phát thành dịch, để chủ động phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, thực hiện sát khuẩn tay thường xuyên cũng như các vật dụng hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn là điều cần thiết. Được phát triển bởi Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM, Sieusat GS là sự lựa chọn hoàn hảo để ngăn ngừa virus đậu mùa khỉ lây lan.
Nano bạc kết hợp Ethanol 70% giúp tiêu diệt đến 99,99% các biến chủng virus chỉ sau 30 giây - đã được kiểm nghiệm bởi Viện Pasteur
Glycerin và vitamin E giúp giữ da luôn mềm mại, không gây khô da, cực kỳ phù hợp để trẻ sát khuẩn tay hàng ngày và hạn chế khả năng nhiễm bệnh.
Điều tạo nên sự khác biệt của gel diệt khuẩn tay khô Sieusat GS chính là ứng dụng công nghệ nano bạc vào sản xuất trong đó sử dụng các hạt có kích cỡ nanomet. Dưới tác dụng của các hạt nano bạc, hơn 650 loại vi khuẩn bị phá huỷ và tiêu diệt, đồng thời còn có đặc tính kháng khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh tới 99.99%, ích lợi hơn gấp nhiều lần so với các hoạt chất kháng khuẩn thông thường
Thành phần Glycerin và vitamin E có trong Sieusat GS còn là yếu tố khiến sản phẩm được tin dùng bởi hàng triệu người tiêu dùng vì cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da, làm da mềm mịn, chống lão hóa và bảo vệ làn da khỏi các tác hại bên ngoài. Vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng hằng ngày, nhất là những người có làn da mẫn cảm khi mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Sieusat GS là gel sát khuẩn tay khô với công nghệ nano bạc tiêu diệt hơn 650 loại vi khuẩn trong 30 giây
Gel rửa tay khô sát khuẩn Sieusat GS tự hào là chế phẩm với đa dạng dung tích, đáp ứng nhiều nhu cầu sát khuẩn của mỗi gia đình:
Với dung tích 50ml, 60ml, 90ml siêu nhỏ gọn, Sieusat GS dễ dàng để bạn mang theo bên mình để sát khuẩn tay bất kì đâu, bất kỳ lúc nào
Với dung tích khủng 500ml ở cả vòi nhấn và vòi xịt, Sieusat GS chính là người bạn đồng hành tại nhà giúp bạn khử khuẩn tay hoặc đồ vật ngay lập tức
Tham khảo thêm: Sản phẩm Gel diệt khuẩn tay khô uy tín Sieusat GS.
Với nhiều kích thước chai đa dạng, Sieusat GS đáp ứng nhu cầu sát khuẩn của mỗi gia đình
VIII. Cùng Sieusat GS phòng tránh các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ
Đối với bệnh đậu mùa khỉ hay bất kỳ căn bệnh nào khác thì việc chủ động phòng ngừa bệnh vẫn vô cùng quan trọng. Do đó, đừng nên chủ quan mà hãy nghiêm túc áp dụng các cách phòng dịch, không đưa tay chạm vào vết thương, dịch cơ thể, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh, đồng thời sát khuẩn, vệ sinh khu vực nhà ở, vật dụng cá nhân bằng gel rửa tay khô sát khuẩn Sieusat GS để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cả gia đình.
Hiện nay, gel rửa tay khô sát khuẩn Sieusat GS do Công ty Cổ phần MEDSI phân phối được sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm đã có mặt tại các nhà thuốc lớn, uy tín trên toàn quốc để cùng người tiêu dùng phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, khách hàng có thể truy cập ngay tại gian hàng điện tử Shopee Mall của Medsi để sở hữu ngay cho gia đình sản phẩm sát khuẩn đảm bảo độ an toàn, chất lượng cao với hàng ngàn ưu đãi cực hấp dẫn.
Cùng chung tay kiểm soát dịch bệnh đậu mùa khỉ với Sieusat GS