Bảng chiều cao, cân nặng CHUẨN của trẻ từ 0 - 18 tuổi theo WHO
I. Qúa trình và các gia đoạn phát triển cân nặng và chiều cao cho trẻ
Trẻ sơ sinh tăng cân và phát triển nhanh chóng trong 4-6 tháng đầu, đạt gấp đôi cân nặng ban đầu. Trong nửa sau năm đầu đời, tốc độ tăng trưởng giảm. Từ 2-10 tuổi, trẻ tăng khoảng 2,2kg mỗi năm và 6,3-8,9 cm mỗi năm từ 2-5 tuổi. Giai đoạn dậy thì từ 9-15 tuổi là khi phát triển nhanh nhất. Sau đó, tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm lại, và đến 22-25 tuổi, chiều cao gần như không tăng thêm.
Phụ huynh có thể dựa trên công thức để xe m quá trình phát triển của bé đang ở mức độ nào
II. Công thức tính chiều cao cân nặng chuẩn của nam và nữ
Mỗi bảng được chia làm 2 phần, bên trái là chỉ số chiều cao cân nặng dành cho bé gái và bên phải là chỉ số của bé trai.
Mỗi bên có 3 cột chính: Cân nặng, Chiều cao và Nhóm tuổi (Năm tuổi).
Trong đó, trong mỗi cột chiều cao/cân nặng bao gồm các thông tin
- TB: chiều cao/ cân nặng đạt chuẩn trung bình
- Dưới - 2SD (≤ - 2SD): trẻ có tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (theo cân nặng) hoặc suy dinh dưỡng thể thấp còi (theo chiều cao)
- Trên +2SD (≥ + 2SD): trẻ thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)
Để xem kết quả, chỉ cần tìm hàng tương ứng với Tháng tuổi (Năm tuổi) và cột giới tính của trẻ.
Ví dụ: Cho bé B, một bé trai 14 tháng tuổi, có cân nặng là 9,5 kg và chiều cao là 71 cm.Theo bảng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 - 2 tuổi, bé trai 14 tháng tuổi thường có mức cân nặng chuẩn là 9,8 kg và chiều cao là 77 cm.
So sánh với mức chuẩn này, bé B hiện đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi, vì cân nặng và chiều cao của bé dưới mức chuẩn trung bình so với các bé cùng độ tuổi. Do đó, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bé để cải thiện tình trạng này.
III. Bảng chiều cao cân nặng CHUẨN của bé trai và bé gái từ 0 - 18 tuổi theo WHO
Năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố bảng tiêu chuẩn cho chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 - 5 tuổi, cũng như cho trẻ từ 5 - 10 tuổi và từ 5 - 19 tuổi. Các bảng này đơn giản hóa tiêu chuẩn và được cập nhật dựa trên dữ liệu mới nhất về sự phát triển của trẻ em từ các nghiên cứu định kỳ. Bảng này áp dụng để đánh giá tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ em Việt Nam, bao gồm cả bé trai và bé gái, với chiều cao được đo bằng centimet và cân nặng tính bằng kilogram.
1. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai và trẻ gái từ 0 - 2 tuổi theo WHO (bao gồm trẻ sơ sinh)
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai và trẻ gái từ 0 - 2 tuổi theo WHO
2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai và trẻ gái từ 2 - 5 tuổi theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai và trẻ gái từ 2 - 5 tuổi theo WHO
3. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai và trẻ gái từ 5 - 10 tuổi theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai và trẻ gái từ 5 - 10 tuổi theo WHO
4. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai và trẻ gái từ 10 - 18 tuổi theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai và trẻ gái từ 10 - 18 tuổi theo WHO
IV. Toán đồ phân loại thể trạng của trẻ từ 2 - 20 tuổi theo BMI
Đối với trẻ từ 10 tuổi trở đi, để đánh giá thể trạng của trẻ một cách toàn diện, bố mẹ cần chú ý đến chỉ số BMI của trẻ bên cạnh chiều cao và cân nặng.
BMI (Body Mass Index) thể hiện phần trăm mỡ trong cơ thể bằng tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao. Do sự đơn giản trong cách tính, BMI được sử dụng phổ biến để xác định sơ bộ tình trạng béo phì.
Công thức tính
BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao (m)* Chiều cao(m))
Toán đồ phân loại thể trạng của trẻ từ 2 - 20 tuổi theo BMI
BMI đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ thể hiện bằng phần trăm với các màu riêng biệt như biểu đồ trên.
Trên biểu đồ, trục hoành (nằm ngang) biểu thị số tuổi của trẻ và trục tung (nằm dọc) biểu thị chỉ số BMI. Gióng 2 đường thẳng từ 2 trục, ta được một giao điểm trên biểu đồ. Thể trạng của trẻ được xác định qua vị trí giao điểm đó nằm trong các khu vực màu nào:
- Khu vực màu trắng: trẻ thiếu cân.
- Khu vực màu xanh: bình thường.
- Khu vực màu vàng: tình trạng thừa cân, có nguy cơ béo phì.
- Khu vực màu đỏ: béo phì.
Ví dụ:
Bé C 4 tuổi, nặng 20kg, cao 1m, BMI của bé là 20 kg/m2
Áp dụng trên toán đồ ta kẻ một đường dọc thẳng đứng từ vị trí số 4 trên trục hoành theo độ tuổi, tiếp theo từ giá trị BMI của trẻ (theo trục tung - nằm dọc) ta kẻ một đường ngang, giao điểm của 2 đường này nằm trong vùng màu đỏ tức là trẻ thuộc nhóm béo phì (BMI của trẻ > 95% so với các trẻ khác cùng tuổi).
V. Hướng dẫn cách đo chiều cao, cân nặng đúng cách:
1 Cách đo chiều cao:
1.1 Đo chiều dài (cao) nằm đối với trẻ dưới 2 tuổi:
- Chuẩn bị: Sử dụng thước đo chiều dài hoặc bảng đo với đơn vị là centimet (cm).
- Tiến hành đo: Đặt trẻ nằm ngửa trên bảng đo hoặc thước và giữ đầu trẻ cố định. Sử dụng tay để giữ chắc đầu gối và chỉnh thước áp sát cạnh gót chân. Ghi lại kết quả đo.
1.2 Đo chiều cao đứng với trẻ từ 2 tuổi trở lên:
- Chuẩn bị: Đảm bảo thước đo cố định và đứng thẳng, đặc biệt không mang giày khi đo.
- Tiến hành đo: Đặt trẻ thẳng và sát vào thước đo, hai tay dọc theo đùi và mắt nhìn về phía trước. Ghi lại kết quả đo.
1.3 Hướng dẫn cách đo cân nặng cho trẻ:
- Chuẩn bị: Cân trẻ khi chưa ăn gì và đã đi tiểu, sử dụng cân điện tử trên bề mặt phẳng và đảm bảo đã chuẩn bị cân trước khi đặt trẻ lên.
- Tiến hành cân: Đặt trẻ nằm yên giữa cân và ghi lại kết quả khi trẻ đã ổn định.
VI. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ:
- Yếu tố di truyền: Gen di truyền từ cha mẹ ảnh hưởng đến phát triển cơ thể của trẻ.
- Chế độ ăn uống: Cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu protein, vitamin, khoáng chất là quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
- Hoạt động thể chất: Tham gia vào hoạt động vận động hàng ngày giúp tăng cường phát triển toàn diện của trẻ.
- Môi trường sống: Điều kiện sống tốt và không gian sạch sẽ làm tăng cơ hội phát triển của trẻ.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe: Chăm sóc y tế định kỳ và chăm sóc đúng cách giúp đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ.
- Yếu tố tâm lý xã hội: Môi trường gia đình ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và phát triển của trẻ.
VII. Thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ:
- Protein: Thịt, cá, trứng, đậu là nguồn protein quan trọng giúp phát triển cơ bắp và xương.
- Trái cây và rau quả: Cung cấp vitamin và khoáng chất cho sự phát triển và hệ thống miễn dịch.
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Canxi là yếu tố quan trọng cho xương và răng của trẻ.
- Chất béo không bão hòa: Cung cấp năng lượng và hỗ trợ hoạt động của trẻ.
- Nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước để duy trì cân bằng nước trong cơ thể.
Nên hạn chế thực phẩm có chứa đường và các chất bảo quản không cần thiết, và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp cho trẻ.