“Nợ miễn dịch" - Nguyên nhân khiến trẻ ốm liên tục sau Covid-19

Thời gian sau đại dịch Covid-19, trẻ thường mắc các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, đau mắt đỏ, thuỷ đậu…. nhiều trường hợp nhập viện, diễn biến nặng. Đặc biệt, nhiều bệnh xảy ra vào một số mùa nhất định, nay có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Vậy nguyên nhân là do đâu? Ở bài viết dưới đây hãy cùng MEDSI tìm hiểu chi tiết.

Bệnh truyền nhiễm gia tăng do “vay nợ" từ đại dịch Covid-19

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, số ca sốt xuất huyết nhập viện ở trẻ tăng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có nhiều trường hợp tái mắc bệnh.

Đối với bệnh viêm kết mạc cấp, hay còn gọi là đau mắt đỏ cũng đang có nhiều ca mắc,  trong đó có 10-20% trẻ gặp biến chứng nặng.

Ngoài sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc tay chân miệng, thủy đậu năm 2022-2023 cũng tăng cao so với thời điểm cùng kỳ những năm trước - trong đại dịch Covid-19. 

Dịch bệnh hô hấp tăng, biến thể Covid-19 mới làm gia tăng ca mắc- Ảnh 1.

Gia tăng số ca mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy (trưởng bộ môn nhi, trưởng khoa nhi, Đại học Y Hà Nội), thời gian gần đây nhiều dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra. Đặc biệt, sau 2 năm đại dịch COVID-19, mô hình bệnh tật thay đổi nhiều, nhiều bệnh xảy ra vào một số mùa nhất định, nay có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào, liên tục có các dịch về hô hấp, tiêu hóa, sốt xuất huyết, tiêu chảy,...

"Bệnh hô hấp thường xảy ra khi thay đổi thời tiết thì hiện nay giữa mùa hè nắng nhiều nhưng trẻ vẫn bị bệnh hô hấp. Bệnh viêm phổi do Mycoplasma là bệnh rất hiếm gặp nhưng hiện nay lại đang có nhiều trẻ mắc", PGS Thúy dẫn chứng.

Số trẻ mắc bệnh truyền nhiễm tăng nhanh là do “trả nợ miễn dịch" sau thời gian dài cách ly Covid-19

PGS Thúy đánh giá trong gần 2 năm trở lại đây, sau khi kết thúc giãn cách xã hội, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng tăng nhiều hơn, ghi nhận nhiều ca bệnh tăng nặng, thời gian xuất hiện bệnh không tuân theo quy luật thông thường, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn.

Nguyên nhân là trẻ “trả nợ miễn dịch” sau một thời gian dài dịch Covid-19 bị “nhốt” trong nhà. Trẻ không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Sau Covid-19, trẻ được hòa nhập trở lại. Số trẻ nợ miễn dịch sẽ đồng thời nhiễm bệnh gây ra đợt dịch lớn.

Bình thường, khi trẻ tiếp xúc các loại vi khuẩn, vi rút cũng chính là cơ hội để hệ miễn dịch của trẻ tăng cường hoạt động, sinh ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Ngoài ra, theo PGS Thúy, việc đáp ứng miễn dịch của trẻ sau khi mắc COVID-19 bị ảnh hưởng dù có triệu chứng hay không có triệu chứng. Mắc COVID-19 gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên. Thậm chí còn gây tăng các cytokine kháng viêm, làm tăng các phản ứng viêm quá mức, đặc biệt tại đường hô hấp, cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong máu giảm thấp.

Suy giảm miễn dịch do COVID-19 còn gây khó khăn trong đào thải vi rút và chống nhiễm trùng thứ phát. Khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau mắc COVID-19, trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5-15%.

"Ở người lớn hệ miễn dịch đã ổn định. Trong khi trẻ em thì khác, trẻ em cần cho phát triển. Vì vậy các chuyên gia mới có khái niệm nhân đôi đề kháng, nhân đôi miễn dịch nhằm giúp miễn dịch đang thiếu trở về bình thường, ổn định", PGS Thúy nhận định.

Giải pháp giúp cha mẹ “trả nợ miễn dịch" cho con

Bổ sung dinh dưỡng 

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, trong các giải pháp tổng thể để khôi phục miễn dịch cho trẻ, dinh dưỡng đóng vai trò “chìa khóa” quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể, giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Bằng con đường bổ sung dinh dưỡng có thể cung cấp các nguyên liệu quý giá để tổng hợp các thành phần miễn dịch cho cơ thể. Trong đó, việc đảm bảo bổ sung vi chất cho trẻ là rất cần thiết. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng cho trẻ như: Kẽm, sắt; là các thành phần có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ.

4 sai lầm bố mẹ thường mắc khi thực hiện bữa ăn bổ sung cho trẻ

Dinh dưỡng đóng vai trò “chìa khóa” quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên

Tiêm phòng cho trẻ 

Cha mẹ cần bù đắp kịp thời khoảng trống miễn dịch được hình thành sau những khoảng thời gian trẻ ít tiếp xúc nơi đông người một cách thường xuyên và khoảng trống miễn dịch do hệ miễn dịch bản thân của trẻ chưa được hoàn thiện.

Và để ể nhân đôi đề kháng, chúng ta cần phối hợp rất nhiều yếu tố bên ngoài, bên trong. Yếu tố bên ngoài là môi trường trong lành, sạch sẽ, không có khói thuốc lá.

Yếu tố bên trong là việc tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Đặc biệt là các vaccine quan trọng như não mô cầu, ho gà, virus Rota, thuỷ đậu, cúm, Covid-19,..

Đeo khẩu trang

Mặc dù đã qua giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19, nhưng bố mẹ cần giữ cho trẻ thói quen đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng. Việc làm này giúp bé phòng ngừa Covid-19 cũng như các chủng bệnh truyền nhiễm khác. 

Rửa & sát khuẩn tay thường xuyên

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em, việc vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc gel sát khuẩn có thể giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm lên đến 35%. 

Do đó bố mẹ cần nhắc nhớ bé rửa/sát khuẩn tay thường xuyên, đặc biệt là vào 2 thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

 Vệ sinh tay thường xuyên có thể giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm lên đến 35%

Nếu muốn tìm mua sản phẩm gel sát khuẩn tay hiệu quả - an toàn - dịu nhẹ cho làm da của bé, bố mẹ có thể tham khảo Gel sát khuẩn Sieusat GS. Với thành phần Glycerin và các hạt Vitamin E giúp dưỡng ẩm da tay và giữ bàn tay luôn mềm mại, cực kì phù hợp cho làn da mỏng manh của bé. 

Sieusat GS có dung tích mini siêu tiện lợi sẽ dễ dàng cho bé mang theo đến trường và sử dụng bất cứ lúc nào. 

>> Tham khảo chi tiết sản phẩm ở: https://shope.ee/40GrnmpO8g

Các chuyên gia Nhi khoa đều cho rằng, việc “trả nợ miễn dịch” cho trẻ cần thực hiện càng sớm càng tốt. Hi vọng sau bài viết này, bố mẹ đã nắm được những thông tin cần thiết cũng như những giải pháp giúp “trả nợ miễn dịch" cho trẻ. Giúp hệ miễn dịch của trẻ được tăng cường, từ đó tạo ra một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

(Nguồn: báo Tuổi trẻ)